Bánh Mochi, món bánh là niềm tự hào của ẩm thực Nhật Bản

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Thứ năm, 07/01/2021 12:08 (GMT +7)
Với những ai yêu thích ẩm thực Nhật Bản chắc chẳng còn xa lạ gì với bánh Mochi. Đây là món bánh truyền thống. được sử dụng nhiều trong những ngày Tết, lễ hội.
Hashtag #Ẩm thực thế giới #Ẩm thực Nhật Bản #Văn hóa ẩm thực #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Nguồn gốc của bánh Mochi

Bánh Mochi là một loại bánh truyền thống nổi tiếng của ẩm thực Nhật Bản. Loại bánh này làm từ gạo nếp hấp sau đó được thành khối bột mềm dẻo rồi làm thành từng viên tròn nhỏ bên trong có nhân đậu đỏ. Món bánh này được cho là ra đời vào  thế kỷ 18 tại kinh thành Edo, khi đó, loại bánh này chỉ được phục vụ cho tầng lớp quý tộc. 

Bánh Mochi truyền thống có nhân đậu đỏ.
Bánh Mochi truyền thống có nhân đậu đỏ.

Tuy nhiên có những ý kiến cho rằng, bánh Mochi Nhật Bản thực chất có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Mông Cổ. Trước đây, bánh Mochi thường chỉ xuất hiện trong những ngày lễ hội quan trọng, đặc biệt là ngày năm mới. Tuy nhiên, giờ đây người ta có thể thưởng thức chúng ở các nhà hàng như một món tráng miệng. Ngoài ra, trong các siêu thị cũng phục vụ bánh Mochi đông lạnh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Người Nhật Bản luôn có bánh Mochi trong khay thực phẩm mừng năm mới của họ. 

Bánh Mochi, món bánh là niềm tự hào của ẩm thực Nhật Bản - Ảnh 2

Song song với quá trình phát triển và độ phổ biến của bánh Mochi trong đời sống thường nhật, từ chiếc bánh Mochi truyền thống chỉ sử dụng 2 nguyên liệu duy nhất là gạo nếp thượng hạng và nhân đậu đỏ, món bánh này cũng có nhiều biến tấu mới với nhiều loại nhân khác nhau, đem đến cho thực khách nhiều trải nghiệm ẩm thực mới lạ. 

Quy trình làm bánh Mochi truyền thống

Để làm ra được một chiếc bánh Mochi cần trải qua 3 công đoạn chính: hấp chín, giã gạo và bọc nhân hoặc nướng. Bánh Mochi truyền thống sẽ được giã tay để từ xôi thành được lớp bột mềm, dẻo nên tốn rất nhiều công sức và thời gian nên một mẻ giã thường cần ít nhất 3 người thay phiên.

Những người thợ làm bánh lâu năm được gọi là nghệ nhân làm bánh Mochi.
Những người thợ làm bánh lâu năm được gọi là nghệ nhân làm bánh Mochi.

2 người sẽ dùng chày và giã gạo liên tục với cường độ cao. 1 người khác sẽ có nhiệm vụ đảo đều để chắc chắn bột mịn và dẻo. Điều nguy hiểm ở đây là người đảo bột sẽ không dùng bất cứ một phương pháp bảo hộ nào mà sử dụng trực tiếp tay trần để kiểm tra trong quá trình giã. Chính vì vậy mà những nghệ nhân làm bánh Mochi thường phải có kỹ thuật tốt và tay nghề cao.

Gạo nếp sẽ được giã thành một loại bột mềm dẻo.
Gạo nếp sẽ được giã thành một loại bột mềm dẻo.

Do đó, bánh Mochi được làm bằng tay thường được bán với giá khá cao. Người ta cũng đánh giá rằng, món bánh này có mùi vị ngon hơn hẳn những loại bánh được làm bằng máy. Bên cạnh đó, để đem đến nhiều trải nghiệm thú vị nhất, người ta còn mở các tour tham quan và trải nghiệm các công đoạn làm bánh Mochi cho du khách.

Bánh Mochi, món bánh là niềm tự hào của ẩm thực Nhật Bản - Ảnh 5

Ngày nay khi bánh Mochi đã trở thành một phần của cuộc sống thường nhật, người ta có thể lựa chọn 2 cách: làm máy hoặc làm thủ công. Khác biệt duy nhất là ở công đoạn giã gạo. 

Ngày bánh Mochi

Ở Nhật Bản, ngày 10/10 là ngày hội thể thao toàn quốc. Tuy nhiên, ngày này cũng được coi là ngày của bánh Mochi. Lý giải về điều này, nhiều ý kiến cho rằng, người Nhật luôn coi hạt gạo là tinh túy mà đất trời đã ban tặng. Gạo là thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhất là đối với những người yêu thích hoạt động thể dục thể thao. Dù vậy, người ta không lấy ngày 10/10 là ngày của gạo mà sử dụng tên một loại bánh nổi tiếng được làm từ chúng - bánh Mochi. 

Ảnh: @mightyfoodie.
Ảnh: @mightyfoodie.

Với người Nhật Bản, bánh mochi không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hóa ẩm thực, là chiếc bánh mang tinh thần sống trong hạt gạo. Đây cũng là lý do bánh Mochi là món ăn đại điện, có mặt trong mọi dịp lễ Tết cũng như có ngày riêng cho chính mình.

Ochazuke, món cơm chan nước trà từng bị dùng để đuổi khéo khách ở Nhật Bản “Nhẹ mà thấm” – Hộp cơm bento Shikaeshi, nghệ thuật trừng phạt cực tinh tế của bà nội trợ Nhật Katsuobushi, món cá ngừ khô cứng như đá cực quan trọng với ẩm thực Nhật Bản
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp