7+ loại máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 hiệu quả, độ chính xác cao

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Thứ sáu, 25/02/2022 12:28 (GMT +7)
SpO2 là máy đo nồng độ oxy, giúp phát hiện hiện tượng thiếu hụt oxy trong máu và trở thành vật dụng quan trọng giúp F0 nhận biết tình trạng của mình.

I. Chỉ số SpO2, máy đo SpO2 là gì?

SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) dùng để chỉ mức độ bão hòa oxy trong máu. Chỉ số này được ứng dụng trong hồi sức cấp cứu, chẩn đoán huyết áp thấp, thiếu máu cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hô hấp khác. Nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay, hầu hết các F0 hay F1 đều cần phải theo dõi chỉ số SpO2 để phát hiện kịp thời khi chuyển biến không tốt. Vì vậy, SpO2 được coi là chỉ số sống cơ bản và quan trọng để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của người bệnh. Từ đó có thể đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. 

SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) dùng để chỉ mức độ bão hòa oxy trong máu.
SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) dùng để chỉ mức độ bão hòa oxy trong máu.

Theo đó, chỉ số SpO2 tiêu chuẩn của người lớn như sau:

  • SpO2 từ 97% - 100%: Chỉ số oxy trong máu tốt
  • SpO2 từ 94% - 96%: Chỉ số oxy trong máu ở mức trung bình
  • SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu ở mức thấp, cần thở thêm oxy hoặc thở máy (đối với người không tự thở được) và xin ý kiến của bác sĩ.

Ở trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn là trên 94%, tương tự như người lớn. Nếu chỉ số này giảm xuống mức dưới 90% thì nên thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. 

Máy đo SpO2 sẽ giúp người dùng phát hiện được chuyển biến của bệnh tình sớm nhất.
Máy đo SpO2 sẽ giúp người dùng phát hiện được chuyển biến của bệnh tình sớm nhất.

Theo Sở Y tế Hà Nội, máy đo SpO2 là một trong 7 phương tiện cần thiết dùng để theo dõi sức khỏe, điều trị và chăm sóc người bệnh Covid-19 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Cụ thể bao gồm: nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy tính hoặc điện thoải, túi thuốc điều trị tại nhà, thùng rác thảo y tế, người thân chăm sóc và máy đo chỉ số SpO2. Do đó, máy đo SpO2 là thiết bị không thể thiếu với mọi gia đình.

Nếu bạn đang cần tìm mua một chiếc máy đo nồng độ oxy trong máu hiệu quả, có độ chính xác cao và tốt nhất hiện nay, hãy tham khảo phần tiếp theo của bài viết để lựa chọn cho mình sản phẩm thích hợp nhất nhé. 

II. Top 7 máy đo SpO2 hiệu quả, có độ chính xác cao

1. Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SpO2 JPD-500D

Jumper là thương hiệu quốc tế, thuộc quyền sở hữu của Jumper Medical. Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SpO2 JPD-500D là thiết bị dùng để theo dõi độ bão hòa của oxy trong máu, đạt chứng nhận FDA của Mỹ. Ngoài ra, thiết bị có kết hợp với nhịp tim bằng phương pháp cảm biến quang học thông qua đầu ngón tay, đem lại độ chính xác cao. 

Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SpO2 JPD-500D.
Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SpO2 JPD-500D.

Ưu điểm của thiết bị này là có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nên có thể mang theo và sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Máy cũng sử dụng công nghệ đo nồng độ oxy mà không cần xâm lấn, vừa an toàn cho người dùng vừa dễ dàng thao tác. Ben cạnh đó, Jumper SpO2 JPD-500D còn được trang bị hệ thống lò xo có khả năng tự điều chỉnh, giúp phù hợp với ngón tay của người dùng nên không hề vướng víu hay cản trợ lượng máu lưu thông.

Đặc biệt, Jumper SpO2 JPD-500D còn có màn hình với 5 mức sáng khác nhau, có thể xoay màn hình 4 chiều cùng 6 chế độ hiển thị. Khả năng tiêu thụ điện năng thấp, tự động tắt nguồn sau 10 giây nếu không sử dụng. 

Mức giá tham khảo: ~ 650.000 đồng

2. Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 iMediCare iOM-A6

Nếu bạn đang cần tìm thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu và nhịp tim, vậy hãy cân nhắc đến dòng sản phẩm SpO2 iMediCare iOM-A6. Đây được xem là một trong những thiết bị không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình. Máy sử dụng công nghệ dạng sóng thể tích đồ cùng tần số xung nhịp, điều này sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng không tốt đối với người có tiền sử thiếu oxy trong máu.

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 iMediCare iOM-A6.
Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 iMediCare iOM-A6.

Một đặc điểm khác của SpO2 iMediCare iOM-A6 là có kích thước nhỏ gọn, sang trọng. Màn hình OLED cho góc nhìn rộng, độ tương phản cao và sắc nét. Ngoài ra, các thao tác sử dụng cũng khá dễ dàng, hiệu quả và không gây đau khi đo. Sản phẩm sử dụng pin kiềm 1,5V AAA x 2 và có tính năng tự động tắt sau 5 giây không sử dụng nhằm tiết kiệm pin.

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 iMediCare iOM-A6 phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ em và người lớn mắc các bệnh như: hen suyễn, bệnh tim, huyết áp thấp... Ngoài ra, sản phẩm có thể sử dụng với những người trước khi chơi môn thể thao mạo hiểm như leo núi, nhảy dù để xác định tình trạng sức khỏe, tránh gây ra hậu quả không mong muốn. 

Mức giá tham khảo: ~ 800.000 đồng

3. Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim Beurer PO30

Đối với những người mắc bệnh tim, hen suyễn hay khó thở... thì máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim Beurer PO30 là thiết bị y tế cá nhân không thể thiếu. Sản phẩm phù hợp với hầu hết bệnh nhân, từ trẻ em trên 5 tuổi cho đến người lớn bởi thiết kế đơn giản, dễ dàng sử dụng và không gây đau đớn khi đo.  

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim Beurer PO30.
Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim Beurer PO30.

Tương tự như nhiều thiết bị đo SpO2 khác, Beurer PO30 có kiểu dáng nhỏ gọn, giúp người dùng có thể đem theo bên mình và sử dụng bất cứ khi nào cần thiết. Ngoài ra, Beurer PO30 có tích hơp công nghệ thể tích sóng đồ, tần số xung nhịp, cảm biến đo SpO2 ánh sáng đỏ (bước sống 660 nm), hồng ngoại (bước sóng 905 nm)... Pin có thời lượng sử dụng lâu, giúp tiết kiệm các chi phí phát sinh. Đồng thời, Beurer PO30 còn trang bị màn hình LCD giúp người dùng dễ dàng quan sát các chỉ số khi sử dụng.

Mức giá tham khảo: ~ 1.590.000 đồng

4. Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Pulse Oximeter LK87

Với mức chi phí chỉ dưới 300.000 đồng, bạn có thể lựa chọn máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Pulse Oximeter LK87. Do thiết kế khá nhỏ gọn nên máy có thể mang theo bên mình khi đi xa cũng như thao tác dễ dàng, có thể sử dụng để đo chỉ số SpO2 ngay tại nhà.

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Pulse Oximeter LK87.
Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Pulse Oximeter LK87.

Đặc điểm của dòng máy SpO2 Pulse Oximeter LK87 là có thiết kế đầu xung hồng ngoại, trang bị công nghệ ghi - quét xung âm lượng nhằm đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và tốc độ xung PR qua đầu ngón tay của người dùng. Sản phẩm có công suất <30mA và sử dụng 2 viên pin AAA, dễ dàng thay thế cũng như tiết kiệm chi phí sử dụng. 

Mức giá tham khảo: ~ 300.000 đồng

5. Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim TD8255 

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim TD8255 được làm bằng chất liệu cao cấp, có khả năng chống va đập và thiết kế nhỏ gọn. Đây là dòng máy phù hợp với tất cả các bệnh nhân, từ trẻ em, người lớn cho đến những người cao tuổi do không bị đau nhức ngón tay kể cả khi kẹp lâu. 

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim TD8255.
Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim TD8255.

Sản phẩm được tích hợp một số tính năng như: màn hình LED hiển thị kết quả dưới dạng số - thanh xung giúp dễ dàng theo dõi, chỉ số tưới máu PI (thể hiện bằng 5 vạch trên màn hình), chống sốc hoặc cảnh báo khi SpO2 dưới 82%, kết nối Bluetooth với điện thoại nhằm thông báo các chỉ số qua App. Khi không sử dụng, thiết bị sẽ có tính năng tự tắt sau 15 giây.

Mức giá tham khảo: ~ 1.250.000 đồng

6. Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Alvital AT101

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Alvital AT101 là một trong những thiết bị cung cấp kết quả đo chỉ số SpO2 chỉ sau vài giây nhờ cảm biến ở đầu ngón tay. Thao tác sử dụng khá đơn giản, chỉ cần kẹp ngón tay vào đúng vị trí và nhấn nút. Sau đó, kết quả nhịp tim cũng như nồng độ oxy trong máu sẽ hiển thị lên màn hình. 

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Alvital AT101.
Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Alvital AT101.

Ưu điểm của thiết bị này là trang bị màn hình OLED với kích thước lớn, có thể xoay 360 độ giúp người dùng dễ dàng quan sát. Đồng thời, Alvital AT101 có cả báo động âm thanh, hình ảnh bất thường oximetery đọc và đọc xung. Sản phẩm sử dụng pin AAA, có thể dùng 24 giờ liên tục. 

Mức giá tham khảo: ~ 1.000.000 đồng

7. Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Jumper JPD-500F

SpO2 Jumper JPD-500F là thiết bị đo nồng độ oxy trong máu cao cấp nhất của thương hiệu Jumper. Thiết bị có thiết kế cực kỳ nhỏ gọn với trọng lượng chỉ 28,7gr, dễ dàng đem theo và sử dụng mọi lúc mọi nơi. Tương tự như dòng máy Jumper JPD-500D, Jumper JPD-500F sử dụng công nghệ cảm biến quang học không xâm lấn, thao tác đơn giản nên không cần đau đớn, phù hợp với mọi đối tượng.

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Jumper JPD-500F.
Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Jumper JPD-500F.

Ngoài ra, thiết bị có kết hợp đo nhịp tim, chỉ số tưới máu PI, nồng độ oxy trong máu SpO2 với khả năng sai số thấp. Kết quả trả về nhanh chóng, chỉ sau 5-7 giây sử dụng. Ngoài ra, SpO2 Jumper JPD-500F có thể kết nối với điện thoại thông qua Bluetooth. Do đó, người dùng có thể lưu được kết quả, lịch sử đo qua App Jumper Health một cách thuận tiện, dễ dàng gửi đến bác sĩ hướng dẫn để có quá trình theo dõi, chữa trị phù hợp. 

Mức giá tham khảo: ~ 990.000 đồng

III. Hướng dẫn sử dụng máy đo SpO2 tại nhà

1. Cách sử dụng máy SpO2

  • Bước 1: Kiểm tra tổng quan tình trạng máy xem máy còn pin hay không. Nếu máy hết pin, bạn hãy thay pin hoặc sạc đến khi máy lên.
  • Bước 2: Xoa ấm bàn tay trước khi kẹp thiết bị đo SpO2 để có kết quả chính xác hơn. 
  • Bước 3: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp, đầu ngón tay phải chạm vào điểm cuối cùng của máy.
  • Bước 4: Khởi động máy và không di chuyển tay trong quá trình đo. Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây hoặc một phút tùy từng thiết bị. 
  • Bước 5: Đọc kết quả đo được trả về trên màn hình, kết quả SpO2 sẽ được hiển thị dưới dạng số. 
  • Bước 6: Sau khi đo và đọc kết quả, bạn rút đầu ngón tay ra khỏi máy. Sau khoảng vài giây, máy đo SpO2 sẽ tự động tắt. 
Kết quả được hiển thị trên màn hình đo.
Kết quả được hiển thị trên màn hình đo.

2. Các lưu ý khi sử dụng máy đo SpO2

Để kết quả đo chỉ số nồng độ oxy trong máu chính xác, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Không nên sơn móng tay, sử dụng móng tay giả bởi đầu ngón tay sẽ che đi bộ phận cảm biến của khe hẹp.
  • Không cử động ngón tay trong quá trình đó, hãy giữ nguyên như vậy đến khi kết quả hiện lên màn hình.
  • Một số trường hợp có kết quả không chính xác do có bệnh lý gây bất thường về nồng độ hemoglobin trong máu, sử dụng thuốc cản quang, người bị hạ đường huyết hoặc co thắt mạch máu nghiêm trọng... 
  • Không nên đo ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp.
Khi sử dụng, không nên cử động ngón tay quá nhiều.
Khi sử dụng, không nên cử động ngón tay quá nhiều.

3. Hướng dẫn đọc thông số trên máy đo SpO2

*Chỉ số nhịp mạch PR (Pulse Rate) hiển thị dưới dạng số:

  • Đơn vị đo: nhịp/ phút
  • Phạm vi đo: từ 0 - 254 nhịp/ phút
  • Giá trị bình thường: từ 60 - 100 nhịp/ phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi)

*Chỉ số nồng độ oxy trong máu SpO2 hiển thị dưới dạng số phần trăm:

  • Đơn vị đo: phần trăm (%)
  • Phạm vi đo: từ 0 -100%
  • Giá trị bình thường: 94% - 100%.Sai số khi đo khoảng ± 2%.
Hướng dẫn đọc thông số trên máy đo SpO2.
Hướng dẫn đọc thông số trên máy đo SpO2.

IV. Kinh nghiệm mua máy đo SpO2 chất lượng

1. Chọn mua máy đo SpO2 tại cơ sở thiết bị y tế uy tín

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2. Do đó, người dùng cần thận trọng, tránh mua phải những thiết bị kém chất lượng, thao tác sử dụng phức tạp và gây rủi ro khi sử dụng. Bạn nên chọn mua máy đo SPpO2 của những hãng thiết bị y tế có thương hiệu, tem, phiếu bảo hạnh tại các cửa hàng uy tín, hoặc đại lý phân phối chính hãng.

2. Chọn mua máy đo SpO2 theo nhu cầu sử dụng

Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn mua máy SpO2 để bàn hoặc cầm tay. Đối với dòng máy đo SpO2 để bàn sẽ có kiểu dáng gần giống một chiếc kẹp tay, có đế sạc để bàn và sẵn màn hình số liệu. Do đó, bạn chỉ cần đặt tay lên bàn để có kết quả đo chính xác. Ngược lại, dòng máy đo SpO2 cầm tay sẽ có kích thước nhỏ gọn hơn, màn hình dùng để quan sát số liệu và giá thành hợp lý hơn. 

3. Chọn mua máy đo SpO2 đạt tiêu chuẩn y tế

Máy đo SpO2 cần cung cấp chỉ số nồng độ oxy trong máu chính xác, tích hợp tính năng đo nhịp tim qua đầu ngón tay và có thể kiểm tra sự vận chuyển oxy trong máu của hồng cầu. Kết quả SpO2 hiển thị dưới dạng sóng thể tích, tần số xung. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem máy có các tính năng hữu ích khác đi kèm như kết nối Bluetooth hay không.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chỉ số SpO2, 7 loại máy SpO2 tốt nhất, đáng mua nhất trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về hướng dẫn sử dụng, cách đọc chỉ số đo và lưu ý khi sử dụng máy đo SpO2 tại nhà. Chúc các bạn sớm tìm được thiết bị đo nồng đo oxy trong máu an toàn và hiệu quả. 

[Review] Máy làm sữa hạt Philips có tốt không? Kinh nghiệm chọn mua máy làm sữa hạt Philips [REVIEW] Top 10 bếp từ loại tốt nên mua? Giá bao nhiêu? [Review] Ưu, nhược điểm của máy giặt Sharp và địa chỉ mua uy tín
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp